Khi thiết kế và lắp đặt máy biến áp trong nhà (theo quy định phải lắp máy biến áp khô), các kỹ sư cơ điện – mep cần chú ý những nội dung sau để đảm bảo công tác nghiệm thu, vận hành sau này.
1. Kích thước phòng máy
- Cửa trạm phải đủ rộng để đảm bảo đưa máy biến áp vào.
- Phòng máy đủ rộng để lắp đặt, sửa chữa: Kích thước từ máy tới tường >=800mm
2. Bố trí bệ máy
- Cần thiết kế bệ máy bằng bê tông, chiều cao tối thiểu >=200mm tránh ngập nước.
- Kích thước bệ máy lớn hơn kích thước tổng thể của máy biến áp mỗi bên từ 10-50 cm
3. Tiếp địa phòng máy
- Trong phòng máy phải có hệ thống tiếp địa cho vỏ máy biến áp với điện trở yêu cầu: Rnd <= 4 ôm.
4. Cáp điện vào trạm
- Cáp điện đi từ bên ngoài vách hầm đấu vào máy biến áp phải chống thấm thật kỹ tránh rò rỉ nước chảy từ ngoài vào máy. Nên hạ thấp đường cáp xuống sàn hầm rồi lên máy để tránh hiện tượng nước theo đường cáp chảy lên vị trí đấu nối điện và mặt máy.
5. Chiếu sáng phòng máy
- Phòng trạm phát điện được thiết kế chiếu sáng và ổ cắm điện. Điều khiển hệ thống chiếu sáng bằng công tắc đặt tại cửa ra vào.
- Dây dẫn mạch chiếu sáng dùng loại dây đồng bọc PVC tiết diện 2x1,5mm2 luồn trong ống thép.
- Hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo độ sáng đủ cho việc vận hành, bảo trì bảo dưỡng.
6. Phòng chống cháy nổ
- Trong phòng trạm phải thiết kế hệ thống báo cháy và chữa cháy. Thường là hệ thống chữa cháy bằng khí FM200 hoặc Nitơ.
7. Lắp đặt hệ thống thông gió hoặc điều hòa
- Khi máy biến áp hoạt động thường sinh ra nhiệt. Việc lắp đặt điều hòa hoặc hệ thống thông gió là rất cần thiết để để giảm nhiệt độ phòng máy.
_________Admin Trungtamcodien.net____________